Tất Tần Tật Các Loại Vitamin Tốt Cho Cơ Thể Và Vai Trò Của Chúng

Mỗi dưỡng chất đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe của bạn và chúng đều có trong những thực phẩm mà bạn ăn mỗi ngày.

Việc xác định cơ thể cần bổ sung dưỡng chất nào sẽ giúp bạn lựa chọn đúng nguồn thực phẩm chứa dưỡng chất đó:

1/ Vitamin A

Vai trò: Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch, sinh sản và đặc biệt là cải thiện tầm nhìn. Vitamin A, trong đó bao gồm beta-carotene giúp võng mạc, giác mạc và màng của mắt hoạt động đúng chức năng.

Nguồn thực phẩm: Nồng độ cao nhất của vitamin A được tìm thấy trong khoai lang. Tiếp theo là những thực phẩm như gan bò, rau bina, cá, sữa, trứng, cà rốt…

2/ Vitamin B6

Vai trò: Vitamin B6 là một thuật ngữ chung cho 6 hợp chất khác nhau có tác dụng tương tự trên cơ thể bạn. Các hợp chất này chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu), ổn định lượng đường trong máu và thúc đẩy kháng thể chống lại bệnh tật.

Nguồn thực phẩm: cá, gan bò, gia cầm là tất cả các nguồn dồi dào của B6. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 cho người ăn chay là các loại đậu gà, đậu xanh…

3/ Vitamin B12

Vai trò: Vitamin B12 rất quan trọng cho chức năng thần kinh và cho sự hình thành của DNA và tế bào máu đỏ. Nó giúp chống lại bệnh thiếu máu, gây mệt mỏi và suy nhược.

Nguồn thực phẩm: Vitamin B12 chứa nhiều trong ngao, nghêu, gan bò, cá hồi, cá ngừ và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng.

4/ Vitamin C

Vai trò: Vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, và nó cũng là một thành phần cần thiết trong quá trình chuyển hóa protein và sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Hầu hết mọi người nghĩ rằng các loại trái cây họ cam quýt là nguồn dồi dào vitamin C nhất, nhưng ớt chuông đỏ mới thực sự là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, nhiều hơn so với bất kỳ thực phẩm nào. Ngoài ra, những nguồn giàu vitamin C khác bao gồm: kiwi, bông cải xanh, cải bruxen và dưa đỏ.

5/ Canxi

Vai trò: Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, giúp củng cố răng và xương chắc khỏe, tăng cường chức năng cơ bắp, bài tiết hoóc-môn.

Nguồn thực phẩm: Các sản phẩm từ sữa có chứa hàm lượng canxi tự nhiên cao nhất, kế đến là rau lá xanh (như cải xoăn và cải bắp), nước ép trái cây và bột ngũ cốc.

6/ Vitamin D

Vai trò: Cơ thể chúng ta cần vitamin D để thúc đẩy sự hấp thụ canxi và tăng cường sức khỏe của xương khớp. Nó cũng quan trọng trong sự tăng trưởng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.

Nguồn thực phẩm: Các loại cá béo bao gồm cá kiếm, cá hồi, cá thu. Ngoài ra, vitamin D còn có trong các thực phẩm như sữa, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua, nước cam.

7/ Vitamin E

Vai trò: Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại. Nó rất quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch, tuần hoàn máu khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình đông máu (xảy ra khi bạn bị đứt tay).

Nguồn thực phẩm: Dầu mầm lúa mì chứa hàm lượng lớn vitamin E nhiều hơn bất kỳ nguồn thực phẩm nào khác. Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân.

8/ Folate

Vai trò: Folate giúp tái tạo các tế bào mới, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đây là một loại vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Nguồn thực phẩm: Folate được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa. Gan bò có chứa nhiều folate cao nhất nhưng nếu bạn không thích loại thực phẩm này thì có thể lựa chọn rau bina – loại rau chứa nhiều folate. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung folate qua bánh và ngũ cốc.

9/ Sắt

Vai trò: Protein trong cơ thể sẽ sử dụng kim loại này để vận chuyển oxy và thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Hầu hết các chất sắt của cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin, protein trong các tế bào máu đỏ mang oxy đến các mô trên khắp cơ thể để duy trì hoạt động của các cơ quan.

Nguồn thực phẩm: Có hai loại chất sắt: sắt heme (có trong thức ăn động vật như thịt đỏ, cá, gia cầm) và sắt nonheme (trong các nguồn thực vật như đậu lăng và các loại đậu). Trong đó, gan gà chứa nhiều sắt ở dạng heme nhất.

10/ Vitamin K

Vai trò: Vitamin K là một thành phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy đông máu. Nếu không có nó, cơ thể bạn sẽ không thể ngăn chặn tình trạng chảy máu khi bị đau hoặc đứt tay.

Nguồn thực phẩm: Rau lá xanh là những nguồn dồi dào của vitamin này. Trong đó, cải xoăn, cải rổ, rau bina, củ cải, mù tạt, củ cải đường… chứa nhiều vitamin K nhất.

11/ Lycopene

Vai trò: Sắc tố hóa học này được tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ màu đỏ, chúng có đặc tính chống oxy hóa cực mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng lycopene có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim và một số dạng ung thư khác nhau.

Nguồn thực phẩm: Cà chua chứa nhiều lycopene. Tiếp sau đó là dưa hấu, đu đủ, ớt chuông, bắp cải tím…

12/ Lysine

Vai trò: Lysine, còn được gọi là L-lysine, là một loại a-xít amin giúp cơ thể hấp thụ canxi và tạo ra collagen cho xương và các mô liên kết. Nó cũng đóng vai trò trong việc sản xuất carnitine – chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol.

Nguồn thực phẩm: thức ăn động vật giàu đạm, đặc biệt là thịt đỏ là nguồn cung cấp lysine, cũng như các loại hạt, đậu.

13/ Magiê

Vai trò: Cơ thể sử dụng magiê trong hơn 300 phản ứng sinh hóa. Chúng bao gồm cả việc duy trì cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ nhịp tim ổn định và giữ xương chắc khỏe.

Nguồn thực phẩm: Lúa mì, hạnh nhân, hạt điều và các loại rau xanh như rau bina.

14/ Niacin

Vai trò: Niacin, một loại vitamin B rất quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Nó cũng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, da và cải thiện chức năng hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Đậu phộng hoặc bơ đậu phộng, thịt bò và gan gà đặc biệt giàu niacin.

15/ A-xít béo Omega-3

Vai trò: Khi nói tới chất béo, chúng ta thường nghĩ chúng có hại cho sức khỏe, nhưng một số loại chất béo, bao gồm cả a-xít béo omega-3 là những chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Omega-3 rất tốt cho não bộ và giúp giảm viêm.

Nguồn thực phẩm: Có hai loại a-xít béo omega-3: a-xít Alpha-linolenic (ALA) được tìm thấy trong các nguồn thực vật như dầu thực vật, rau xanh, các loại hạt, trong khi a-xít eicosapentaenoic (EPA) và a-xít docosahexaenoic (DHA) – được tìm thấy trong mỡ cá. Một chén salad cá ngừ có chứa khoảng 8,5 gam a-xít béo không bão hòa.

16/ Kali

Vai trò: Kali là một chất điện phân cần thiết để kiểm soát các hoạt động của tim. Nó cũng được sử dụng để xây dựng protein và cơ bắp, đồng thời giúp phá vỡ và chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng.

Nguồn thực phẩm: Khoai lang, chuối, cà chua, rau củ cải, khoai tây, thịt gà, cá… cũng là những nguồn giàu kali.

17/ Riboflavin

Vai trò: Riboflavin là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh, tạo ra năng lượng, thúc đẩy sản xuất các tế bào máu đỏ.

Nguồn thực phẩm: Gan bò, ngũ cốc là những nguồn Riboflavin dồi dào.

18/ Selenium

Vai trò: Selen là một khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ khoáng chất này nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Nó cũng giúp điều chỉnh chức năng tuyến giáp và hệ thống miễn dịch.

Nguồn thực phẩm: Cá ngừ và các loại hạt là những nguồn giàu Selen.

18/ Thiamin

Vai trò: Thiamin còn được gọi là vitamin B1 giúp chuyển hóa tinh bột thành năng lượng. Nó cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng tăng cường chức năng bộ não và hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Gạo nâu, hạnh nhân, hướng dương, khoai tây là những nguồn thực phẩm chứa thiamin.

19/ Kẽm

Vai trò: Kẽm đóng vai trò trong chức năng miễn dịch và nó cũng quan trọng đối với các giác quan của bạn như khứu giác, vị giác.

Nguồn thực phẩm: Hàu chứa nhiều kẽm nhất, tiếp đó là thị đỏ, thịt gia cầm…

5 Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Bạn Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn Hằng Ngày

Chất xơ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa, bởi nó sẽ làm giảm cholesterol trong máu một cách tự nhiên và làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp giảm cân, đẹp da. Tuy nhiên, khá nhiều người lại không nạp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Điều này khiến cơ thể tiêu hóa không được tốt vì chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và tiểu đường.

Do đó, bạn hãy nhớ thường xuyên nạp các loại thực phẩm giàu chất xơ sau đây để cung cấp đủ lượng chất cần thiết này cho cơ thể nhé!

1. Lúa mạch

5 Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Bạn Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn Hằng NgàyHãy kết hợp lúa mạch làm thành các món súp thơm ngon để thay cho gạo, vì một bát súp lúa mạch tách vỏ sẽ chứa khoảng 9gr chất xơ cần thiết thay cho 250gr calories nếu bạn chế biến với gạo. Bạn có thể chế biến sẵn lúa mạch rồi cất trong tủ lạnh cả tuần. Sau đó, trộn với các loại rau như hành tây, súp lơ, bông cải xanh… cùng một phần gà nhỏ sẽ rất tuyệt vời đó.

2. Các loại đậu

5 Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Bạn Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn Hằng NgàyNhững loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu gà… chứa một hàm lượng chất xơ cùng protein không hề nhỏ khi được nấu chín. Nếu chẳng may mua về mà quên chưa kịp ngâm thì bạn có thể thả đậu trong nước và sau 30 phút là chế biến được rồi. Hạt đậu có thể sử dụng trong những món thịt bò hoặc nghiền nhuyễn ra cũng rất ngon nhé.

3. Quả mâm xôi (Raspberry)

5 Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Bạn Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn Hằng NgàyThông thường, mâm xôi sẽ có từ tháng 6 đến tháng 8 và giá thành khá cao. Tuy nhiên, bạn có thể mua mâm xôi đông lạnh nếu trái mùa, sau đó xay sinh tố lên. Món này sẽ tuyệt ngon và giàu chất xơ nếu bạn ăn cùng bột yến mạch. Nhờ đó, bạn sẽ nhận được 8gr chất xơ cùng với một lượng calories nhỏ chỉ khoảng 35gr cho một bát sinh tố ngũ cốc mâm xôi này đấy.

4. Atiso

5 Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Bạn Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn Hằng NgàyBạn có thể nhận được khoảng 10,3gr chất xơ chỉ từ một búp atiso tươi ngon. Hãy thưởng thức atiso trong trà mỗi ngày để giúp cơ thể minh mẫn, sảng khoái, thanh lọc cơ thể lại tốt cho hệ tiêu hoá hơn.

5. Lê

5 Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Bạn Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn Hằng NgàyKhi bạn nghĩ về các loại trái cây chứa hàm lượng chất xơ cao thì có thể liên tưởng đến táo nhưng thực sự chúng ta sẽ nhận được nhiều chất xơ trong quả lê hơn là táo. Trung bình, một quả lê sẽ giúp bạn thu được 9gr chất xơ và nếu kết hợp cùng bơ hạnh nhân dành cho một bữa ăn nhẹ hoặc với vài món mặn cũng sẽ khá ngon.

Trên đây là các loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung thường xuyên. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của bạn sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng cũng như đẹp da đấy nhé.

Lợi Ích Sức Khỏe Đáng Ngạc Nhiên Cho Cơ Thể Từ Loại Quả Mùa Hè Được Yêu Thích Này

Bạn có biết, tất cả các bộ phận của quả dưa hấu đều có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên cho cơ thể và làn da của bạn.

Cung cấp lượng nước, giúp giảm cân

Dưa hấu có hàm lượng nước rất cao lên tới 90%, vì vậy nó là nguồn thực phẩm tuyệt vời để bổ sung nước và làm mát cho cơ thể. Vào những ngày hè nóng nực, ăn dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu thường xuyên giúp cơ thể luôn giữ đủ nước và khỏe mạnh.

Hơn nữa, dưa hấu có vị ngọt mát, chứa rất ít calo và không có chất béo nên có thể giúp bạn mau no bụng mà không hề sợ tăng cân. Đây còn là một loại quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tuyệt vời và lượng axit amin dồi dào trong dưa hấu còn có thể giúp giảm đau, nhức mỏi.

Hạt dưa hấu bổ sung collagen, khoáng chất và hỗ trợ tiêu hóa

Trong khi phần vỏ và phần thịt dưa hấu giúp làm dịu và ổn định làn da của chúng ta thì phần hạt dưa lại cất giấu nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Hạt dưa hấu có chứa protein và các loại axit béo, axit linoleic bốc hơi, axit oleic hydrat hóa và một loạt các chất khác giúp giữ ẩm và làm cho làn da của bạn căng bóng rạng rỡ hơn.

Ngoài ra, nguồn magie có trong hạt dưa hấu có thể giúp hỗ trợ tim mạch và làm ổn định huyết áp. Chúng còn giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và làm cho đường ruột hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa chứng bệnh táo bón nhờ lượng chất xơ dồi dào. Nếu bạn không quá khó chịu với mùi vị của hạt dưa hấu, lần tới hãy thử ăn dưa hấu không bỏ hạt để tận dụng tối đa lợi ích từ loại quả này nhé.

Cho đôi mắt khỏe đẹp 

Là một loại quả có màu đỏ quyến rũ, không có gì đáng ngạc nhiên khi dưa hấu rất giàu vitamin A và beta carotene giúp duy trì và cải thiện sức khỏe cho đôi mắt. Ăn dưa hấu cũng giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng giảm thị lực ở người già.

Dịu vùng da bị tổn thương

Vỏ dưa hấu có thể được dùng để làm dịu da, nó có thể làm giảm triệu chứng đỏ rát hoặc viêm tấy, thậm chí còn giúp đẩy nhanh quá trình thay thế các tế bào đã bị tổn thương. Nếu bạn đi biển và không may bị cháy nắng hoặc phát ban, hãy tận dụng ngay vỏ dưa hấu để áp lên vùng da bị ảnh hưởng. Da của bạn sẽ được thư giãn và phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, mặt nạ kết hợp giữa vỏ dưa hấu và bơ hoặc chuối cũng là một trong những gợi ý tuyệt vời để chăm sóc da.

Lưu ý khi ăn dưa hấu:

– Tuy dưa hấu có nhiều tác dụng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn 300 – 400g mỗi lần ăn.

– Không nên ăn ngay sau bữa ăn, nên ăn sau đó khoảng 1 giờ.