Giải Pháp Giảm Đau Bụng Kinh Bằng Bài Tập Yoga Tại Nhà

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-1

Mỗi khi tới ngày đèn đỏ, cơn đau bụng kinh là một cực hình đối với chị em phụ nữ, thậm chí có người bị hành hạ tới ngất xỉu. Một số chị em thì dùng thuốc để cứu cánh kịp thời. Tuy nhiên, uống nhiều không tốt cho chị em phụ nữ, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-1

Vậy làm sao giảm đau bụng kinh là chuyện mà bất kì chị em nào tới ngày đèn đỏ cũng lo lắng, những bài tập Yoga này sẽ giúp bạn không phải lo lắng nữa. Đồng thời, bài tập yoga còn giúp giảm bớt những căng thẳng, khó chịu trong thời kỳ tới tháng. Hãy theo dõi và áp dụng cho mình nhé!

Bài tập Yoga 1: Tư thế đứa trẻ

Bài tập Yoga này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, thư giãn cơ bụng của mình.

Thực hiện:

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-2

– Quỳ trên sàn và ngồi lên 2 chân.

– Từ từ trườn 2 tay tới trước và duỗi thẳng, gập sát người vào 2 đùi, chán chạm sàn, hít thở sâu và đều ở tư thế này trong 10 giây rồi từ từ trở lại vị trí ban đầu.

Bài tập Yoga 2: Đặt chân lên tường

Một bài tập yoga giảm đau bụng kinh đơn giản nhất mà ai cũng tập được dễ dàng.

Thực hiện:

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-3

– Đầu tiên bạn trải tấm thảm vào góc tường, sau đó nằm ngửa ra thảm và đặt 2 chân lên tường, mông cách tường khoảng 10-20cm.

– Giữ hơi thở sâu và đều trong bao lâu tùy ý bạn.

– Bạn cũng có thể đặt 1 chiếc gối dưới mông để cảm thấy thoải mái hơn.

Bài tập Yoga 3: Tư thế con châu chấu

Tư thế này sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng của bạn nhanh chóng

Thực hiện:

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-4

– Đầu tiên các bạn nằm úp trên sàn, đưa 2 tay ra sau lưng và nắm chặt.

– Thở ra, nâng đầu và 2 chân lên cao nhất có thể, nhìn thẳng tới trước, không ngửa cằm tới trước.

– Giữ im và hít đều trong 5 nhịp thở.

Bài tập Yoga 4: Tư thế nằm mở rộng hông

Thực hiện:

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-5

– Nằm ngửa trên sàn, co 2 gối lên vuống góc sàn, 2 bàn chân ép sát.

– Mở rộng 2 đùi sang 2 bên, lòng bàn chân áp vào nhau.

– Giữ im trong 10 nhịp thở, bạn sẽ thấy đau lưng giảm đi rất nhiều.

Bài tập Yoga 5: Ngồi gập người tới trước

Thực hiện:

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-6

– Ngồi thẳng trên thảm tập, 2 chân duỗi thẳng.

– Từ từ gập người xuống 2 đùi, 2 tay đưa tới nắm lòng bàn chân.

– Giữ im tư thế này trong 5 nhịp thở. Động tác sẽ giúp mát-xa cơ quan nội tạng và cơ quan sinh dục.

Bài tập Yoga 6: Ngồi xổm

Thực hiện:

giai-phap-giam-dau-bung-kinh-bang-bai-tap-yoga-tai-nha-7
– Từ tư thế đứng, cùi người xuống, 2 tay chạm sàn, 2 chân duỗi thẳng, chân rộng bằng hông.

– Từ từ mở rộng 2 chân bằng vai, sau đó hạ mông xuống và trở thành tư thế ngồi xổm với 2 đùi mở rộng.

– Ngồi với tư thế thẳng lưng nhé.

Trên đây là những bài tập tốt nhất mà bạn nên áp dụng cho những ngày bị hành kinh, khi mà những cơn đau bụng kinh liên tục kéo tới làm phiền bạn. Bên cạnh đó, kết hợp với chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, không ăn những đồ ăn quá mặn, chua hoặc cay, để tránh những tình trạng xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bổ sung nhiều sắt và những thức ăn mát, bổ máu nhé.

Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt và đừng quên ủng hộ mỗi ngày từ Siêu Thị Làm Đẹp!

Tham khảo thehinh.com

Cách Xoa Dịu Cơn Đau Bụng Kinh “Siêu Hiệu Quả”

cach-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-sieu-hieu-qua-1

Đau bụng kinh luôn là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng bởi nó không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.  Thay vì lạm dụng uống thuốc giảm đau, chị em có thể dùng những cách giảm đau tự nhiên dưới đây .

Đau bụng kinh là một triệu chứng sinh lý thường gặp ở các chị em. Biểu hiện thông thường là những cơn đau bụng dữ dội, chóng mặt, ngất, buồn nôn, mặt trắng bệch, toát mồ hôi, toàn thân lạnh buốt… Nhưng tình trạng của mỗi người là khác nhau, thông thường bạn sẽ cảm thấy phần bụng dưới đau âm ỉ kéo dài, cảm giác bị nặng bụng, và đối với tình trạng này, chị em đều có thể vượt qua được.

Nguyên nhân là do sự tiết hormon prostaglandin làm thúc đẩy co bóp tử cung, cũng có thể do rối loạn cấu trúc nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung.

Thay vì sử dụng thuốc giảm đau chị em hoàn toàn có thể khắc phục được chứng đau bụng kinh bằng những biện pháp đơn giản sau:

Biện pháp làm giảm cơn đau bụng kinh tạm thời

Làm ấm bụng

cach-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-sieu-hieu-qua-2

Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, nhất là đối với thời kỳ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su, sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Nước ấm sẽ giúp cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, từ đó máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng hơn và chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, làm ấm bàn tay, bàn chân, đùi cũng rất cần thiết, trong thời kỳ cố gắng tránh mưa, bơi hay tắm trong bồn, cũng không nên ở trong phòng điều hòa lạnh quá lâu.

Xoa dầu nóng

Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.

Đắp gừng

cach-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-sieu-hieu-qua-3

Đây cũng là một trong những cách chữa đau bụng kinh khá hiệu quả. Chị em chỉ cần giã nát gừng hoặc xắt thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 – 7 phút thì những cơn đau bụng sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt nữa.

Massage nhẹ

Massage nhẹ sẽ giúp cho cơ bụng của bạn không bị co thắt đột ngột, từ đó sẽ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Do vậy, chị em nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới trong những ngày hành kinh.

Trứng gà ngải cứu

cach-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-sieu-hieu-qua-4

Ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Với những bạn bị đau bụng kinh thì chị em chỉ cần ăn trứng gà với lá ngải thì những cơn đau bụng sẽ giảm dần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu khô 10g sắc lên với nước uống. Khi uống bạn có thể cho thêm một chút đường để uống, chia thành 2 lần uống/ngày.

Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Trong những ngày này, chị em nên chọn cách nghỉ ngơi tại giường, hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc dẫn đến mệt lả.

Giữ ấm cho cơ thể

Việc giữ ấm cho cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng co thắt, tắc nghẽn trong các mạch máu ở vùng chậu. Chị em không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi điều hòa quá lạnh bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh và gây đau.

Biện pháp lâu dài giúp giảm đau bụng kinh

Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

cach-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-sieu-hieu-qua-5

Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm. Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, B6…

Ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,… nhất là trong những ngày “đèn đỏ”.

Hạn chế uống cà phê, chè, nước ngọt có ga… vì có chất cafein vì có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Tạo thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Đây là điều quan trọng cần phải thực hiện. Nếu không làm sạch và giữ vệ sinh ở phía ngoài vùng kín, kinh nguyệt dễ xảy ra hiện tượng lạ, bởi vậy cần giữ vệ sinh để bảo vệ chính cơ thể bạn.

Giảm đến mức thấp nhất những căng thẳng, áp lực cuộc sống

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nếu làm việc quá sức, thường xuyên thức khuya và căng thẳng tinh thần, có thể khiến cơn đau nhiều hơn. Do đó, cố gắng duy trì những thói quen tốt, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, tránh làm việc nặng nhọc, ổn định cảm xúc, tránh lo âu, trầm cảm.

Tập luyện thường xuyên

cach-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-sieu-hieu-qua-6

Chị em đau bụng kinh thông thường lượng máu sẽ nhiều hơn, bởi vậy không dễ dàng hoạt động mạnh, nên chọn những vận động phù hợp như đi bộ, tập những bài vận động nhẹ. Sau kỳ kinh nguyệt, chị em bắt đầu lấy lại sức để chạy bộ, tập yoga, tăng cường sức khỏe.

Tham khảo Tổng hợp