Tập Yoga Mỗi Ngày Để Giúp Cơ Thể Dẻo Dai Và Giấc Ngủ Tốt Hơn

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-1

Hãy tập luyên Yoga mỗi ngày vì nó sẽ giúp đáp ứng nhu cầu làm đẹp của tất cả mọi người như dưỡng da, vóc dáng thon gọn, dẻo dai và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, Yoga còn giúp tăng lượng lưu thông mạch máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đảm bảo giấc ngủ của bạn tốt hơn.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-1

Yoga có rất nhiều động tác mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ thì hãy thử thực hiện các động tác yoga dưới đây, mỗi ngày bỏ ra một chút thời gian để giấc ngủ sâu, thoải mái và tràn đầy sinh lực hơn nhé.

Động tác 1: Ngồi thiền

Động tác ngồi thiền là một trong những động tác đơn giản của yoga, động tác này giúp cho tinh thần của bạn được tĩnh tâm hơn, xoa xịu những căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Qua đó, sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt hơn.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-2

Thực hiện: Bạn xếp gập chân vào với nhau, hai tay đặt lên hai đầu gối, vừa thực hiện vừa hít thở sâu đều đặn 3 lần. Trong khi thực hiện nên thả lỏng người và đừng vội quan tâm đến những vấn đề khác, chỉ cần tập trung vào hít thở.

Động tác 2: Ngồi và vươn người

Động tác yoga này sẽ giúp lưu thông mái từ tim đến các bộ phận được vận động. Hạn chế được tối đa tình trạng mệt mỏi sau khi ngủ hoặc tê ngặt chân tay trong giấc ngủ.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-3

Thực hiện: Đặt thẳng bàn chân, ngồi thẳn lưng, sau đó cúi gập người và rướn lưng về phía hai bàn chân làm sao cho tay bạn chạm vào đầu ngón chân. Vừa cúi gập vừa kết hợp hít vào và thở ra.

Động tác 3: Cúi người trong tư thế em bé

Tư thế em trẻ khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng lại rất hiệu quả giúp giãn duỗi cơ, thư giãn xương sống và phần lưng dưới. Tư thế này dùng để hâm nóng cơ thể trước khi tập hay để nghỉ ngơi, cải thiện cân nặng, chữa lành tổn thương, cải thiện thoái hóa đốt sống cổ.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-4

Thực hiện: Quỳ trên gối, gập người xuống, trọng lượng đè lên hai bắp chân. Hai tay duỗi song song với bàn chân. Hít thở sâu

Động tác 4:  Ngồi vặn mình

Động tác này sẽ giúp tạo độ vặn cho vùng cột sống của bạn, giúp kích thích cơ thể tiết ra các dịch nhày, bôi trơn tất cả các khớp đốt sống và các khớp xương trên cơ thể. Đồng thời, động tác này còn tác động sâu vào vùng ruột hỗ trợ đào thải tất cả các chất cận bã, dư thừa ở phần ruột. Rất phù hợp cho người đang bị đau lưng hoặc bị đau khở ở cổ vai.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-5

Thực hiện: Ngồi gập chân vào và thẳng lưng. Đặt một tay phía sau và một tay phía trước. Vặn nửa lưng và đầu mình ra phía sau. Kết hợp hít sâu và thở ra mạnh. Ngồi vặn mình với phía còn lại.

Động tác yoga thứ 5: Nằm ngửa gập chân

Nằm ngữa gập chân là một động tác yoga giúp bạn thư giản rất tốt giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt. Bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc giường êm ái và thoải mái,

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-6

Thực hiện: Nằm ngửa người xuống nệm. Co hai chân lại làm sao cho hai bàn chân khép vào nhau. Duỗi hai tay nhẹ nhàng.

Động tác 6: Áp bàn chân vào tường

Đây là một động tác thiền rất đặc trưng. Làm như vậy sẽ giúp giảm nhẹ căng thẳng cho đôi chân và giúp thúc đẩy máu huyết lưu thông. Đồng thời giúp bạn cảm thấy tinh thần mình trở nên thanh thản và vui tươi hơn.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-7

Thực hiện: Ngồi quay mặt vào tường, mông cách tường khoảng 15cm. Nằm ngửa, chân giơ cao gác lên tường. Cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay ngửa, thở nhẹ nhàng, duỗi chân cao hết mức có thể.

Động tác 7: Nằm và cuộn người

Tư thế này giúp lưng và hông giãn nở.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-8

Thực hiện: Nằm ngửa và co đầu gối về phía ngực. Bắt chéo 2 bàn chân và ôm lấy cẳng chân. Dùng lực nâng người ngồi dậy rồi lại trở về tư thế nằm ngửa co chân Vừa thực hiện động tác vừa thở đều đặn.

Động tác 8:  Đặt người tư thế chim bồ câu

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-9

Thực hiện: Một chân duỗi thẳng phía sau, một chân đặt gối phía trước. Dùng hai tay làm chống đỡ, ngức và cổ rướn về phía trước. Giữ tư thế chim bồ câu trong hai phút và đổi chân còn lại.

Động tác 9: Nằm xoay người

Một trong những sai lầm thường gặp của mọi người đó là ngay khi vừa tỉnh giấc đã dậy luôn. Chính bởi vậy bạn rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Thay vì như vậy hãy dành một hai phút thực hiện động tác xoay người để khởi động cho ngày mới.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-10

Thực hiện: Bạn nằm ngửa rồi co chân lên, nghiêng 2 đầu gối về bên trái. Giữ tư thế này 1 lúc, sau đó đổi sang phải.

Động tác 10: Đặt người giống tư thế cá

Hơi khó nhưng động tác đặt người trong tứ thế giống hình con cá cũng là một trong những động tác yoga giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi.

tap-yoga-moi-ngay-de-giup-co-the-deo-dai-va-giac-ngu-tot-hon-11

Thực hiện: Nằm thẳng trên giường, 2 tay luồn dưới hông. Chậm rãi nâng ngực lên, ngửa đầu ra sau. Lập lại vài lần.

Hy vọng, với những động tác trễn sẽ giúp nhưng ai đang còn lo sầu về giấc ngủ thì sẽ được ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt và một thân hình đẹp.

Chúc bạn thành công và hãy luôn cập nhật tin tức mỗi ngày từ Siêu Thị Làm Đẹp.

Tham khảo Tổng hợp

9 Động Tác Đơn Giản Giúp Bạn “Đánh Bay” Mọi Loại Stress Ngay Tức Khắc

Mỗi ngày, bạn đều phải mệt mỏi với hàng tá công việc từ xã hội tới gia đình. Đôi lúc không chịu nổi khiến bạn vô cùng căng thẳng, stress, luôn cảm thấy bực bội, khó chịu trong người. Hãy dành 10 phút mỗi ngày với những bài tập ngay trên ghế này, bạn sẽ thấy khá hơn nhiều đấy!

1. Kĩ thuật thở Ujjayi

Khởi động bằng cách điều hòa nhịp thở nhẹ nhàng: Ngồi thẳng người trên ghế và đặt 2 tay lên eo. Hít thật sâu qua mũi để không khí tràn vào cơ thể, sau đó thở ra từ từ. Lặp lại kĩ thuật này 10 lần.

2. Tư thế chú mèo

Hít vào và ưỡn cong lưng nhìn lên phía trần nhà. Thở ra đồng thời khom người , ép bụng xuống để lưng trở thành hình vòng cung. Lặp lại kĩ thuật này 5 lần để giảm thiểu nhức mỏi vùng lưng và cổ.

3. Tư thế “chào Mặt trời” bằng tay

Ngồi vươn cao người, hít vào và nâng cánh tay lên, ép hai lòng bàn tay vào với nhau. Thở ra, đồng thời nhẹ nhàng thả hai cánh tay xuống hai bên. Lặp lại kĩ thuật này 5 lần để kéo dài xương sống và giảm thiểu căng thẳng ở vùng vai – cổ.

4. Tư thế vặn mình “chào Mặt trời”

Tương tự như bài tập trước, đồng thời thêm thao tác nghiêng mình sang trái/phải khi thở ra. Lặp lại kĩ thuật 5 lần với mỗi bên, mỗi lần vặn mình giữ khoảng 5 giây.

5. Tư thế chim đại bàng

Tư thế này giúp bạn loại bỏ bất kì chứng đau nhức vai nào: Duỗi thẳng cánh tay ở hai bên. Tiếp theo, để 2 tay cao ngang vai, tay này đặt lên trên tay kia phía trước mặt bạn. Gập cong tay ở phần khuỷu để cho 2 tay xoắn vào nhau. Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần, sau đó thư giãn và lặp lại động tác với tay còn lại ở phía trên.

6. Tư thế mắt cá chân – đầu gối

Ngồi thẳng người, gập đầu gối phải và đặt mắt cá chân bên phải lên đầu gối trái. Cúi người về phía trước để kéo căng cơ thể hơn. Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần, sau đó thư giãn và lặp lại động tác với chân còn lại. Tư thế này sẽ giúp giảm thiểu đau nhức vùng eo đáng kể.

7. Tư thế nữ thần

Mở rộng chân và hướng ngón chân ra hai bên. Đặt tay phải xuống phía trong chân phải, hướng xuống phía sàn nhà. Nâng cánh tay bên trái hướng lên phía trần nhà, mắt nhìn theo tay trái. Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần, sau đó lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Bạn cũng có thể áp dụng các động tác yoga tại công sở như là một liệu phải giảm căng thẳng mệt mỏi ngay lập tức.

8. Tư thế chiến binh

Tư thế này vừa giúp bạn tự tin hơn, vừa kéo căng toàn bộ cơ thể. Ngồi cao ở mép ghế, gập đầu gối bên phải sang một bên và kéo căng chân trái ra phía sau và nhấn gót chân xuống. Hít thở sâu 5 lần và lặp lại động tác này với bên còn lại.

9. Tư thế cúi người về phía trước

Kết thúc bài tập bằng động tác gập người thư giãn để điều hòa máu về não. Ngồi thẳng người, sau đó ngồi gập người ôm lấy chân, để đầu, cổ và cả cơ thể thả lỏng. Giữ tư thế này bao lâu bạn muốn trước khi trở về tư thế ngồi.